ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 8 KNTT
XEM THÊM:
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0
điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
THU ẨM
(Nguyễn Khuyến)
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB
Khoa học xã hội, 1984)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ
câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng
được 0.5 điểm)
Câu 1. Thể thơ, luật bằng trắc
và nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật, luật trắc, nhịp 4/3
B. Thất ngôn bát cú Đường luật, luật bằng, nhịp 4/3
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật trắc, nhịp 2/5
D. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật bằng, nhịp 2/2/3
Câu 2. Bài thơ gieo vần ở những
tiếng nào?
A. Te – lòe – loe – hoe – nhè
B. Le – te – lòe – nhè
C. Nhạt – ngắt – mấy
D. Te – lòe – hoe – nhè
Câu 3. Hình ảnh trong câu thơ
nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ?
A. Hình ảnh nhà cỏ
B. Hình ảnh đôi mắt
C. Hình ảnh đêm sâu
D. Hình ảnh chén rượu
Câu 4. Qua bài thơ, hình ảnh làng quê hiện lên như
thế nào?
A. Cảnh phố thị gần gũi, thanh bình, yên ả,
huyền ảo.
B. Cảnh phố thị giản dị, tiêu điều, hiu hắt, xơ
xác.
C. Cảnh thôn quê kì vĩ, tráng lệ, lung linh,
huyền ảo.
D. Cảnh thôn quê giản dị, thanh bình, yên ả,
huyền ảo.
Câu 5. Các từ: “le te, lập
lòe, phất phơ, lóng lánh” thuộc loại từ nào?
A. Từ địa phương
B. Biệt ngữ xã hội
C. Từ tượng hình
D. Từ tượng thanh
Câu 6 (0,5 điểm). Từ ngữ
“lập lòe” có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh đêm tối?
Câu 7 (1,0 điểm). Cảnh vật trong bài thơ được tái hiện vào khoảng thời gian
nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và một số hình ảnh được miêu tả.
Câu 8 (1.0 điểm). Hai câu thơ luận (câu 5,6) có sự chuyển đổi cả
cảnh và người. Đó là sự chuyển đổi nào? Qua đó, nhà thơ bộc lộ nỗi niềm gì?
Câu 9 (1,0 điểm). Nỗi
niềm của Nguyễn Khuyến qua bài thơ là nỗi lòng của một người nặng nợ với đất
nước, nỗi lòng của người yêu nước. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì
sao?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến.