ĐỀ KIỂM
TRA NGỮ VĂN 7 GIỮA KÌ I (KNTT)
THỜI GIAN: 90 PHÚT
XEM THÊM:
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
PHẦN I – PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:
HẠT GẠO LÀNG TA
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
… … …
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)
Khoanh tròn vào chữ cái
đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5
(mỗi
câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu 1. Xác định thể thơ, cách gieo
vần của bài thơ trên?
A. Bốn chữ, gieo vần chân liền
B. Bốn chữ, gieo vần lưng hỗn hợp
C. Bốn chữ, gieo vần chân hỗn hợp
D. Bốn chữ, gieo vần chân cách
Câu 2. Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ là gì?
A. Nhịp 2/2 và 1/3
B. Nhịp 2/2 và 1/2/1
C. Nhịp 2/1/1 và 1/3
D. Nhịp 1/2/1 và 3/1
Câu 3. Hình ảnh thơ trong câu nào
sau đây cho thấy hạt gạo được đi đến muôn nơi, mang no ấm cho mọi người?
A. Hạt gạo làng ta
Có
vị phù sa
Của
sông Kinh Thầy
B. Hạt gạo làng ta
Có
công các bạn
Sớm
nào chống hạn
C. Hạt gạo làng ta
Có
bão tháng bảy
Có
mưa tháng ba
D. Hạt gạo làng ta
Gửi
ra tiền tuyến
Gửi
về phương xa
Câu 4. Khổ thơ nào kể lại việc
các bạn nhỏ cũng góp công vào việc tạo nên hạt gạo làng ta?
A. Khổ 1
B. Khổ 2
C. Khổ 3
D. Khổ 4
Câu 5. Hai câu thơ “Những trưa
tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua
ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy” có sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Điệp ngữ
Câu 6. Phép tu từ mà em xác định
trong (ở câu 5) có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Câu 7. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì với “hạt gạo làng ta”? (1,0 điểm)
Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 9. Theo em vì sao tác giả lại kết bài thơ bằng hình ảnh “Em vui em hát/ Hạt vàng làng ta...”? (1,0 điểm)
PHẦN II.
VIẾT (4.0
điểm)