ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 GIỮA KÌ I
XEM THÊM:
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm).
Đọc
văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
BUỔI
CHIỀU LỮ THỨ
(Bà
Huyện Thanh Quan)
Chiều trời bảng lảng bóng
hoàng hôn,
Tiếng ốc[1]
xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn
phố[2],
Gõ sừng, mục tử lại cô
thôn[3].
Ngàn[4]
mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách
bước dồn.
Kẻ chốn trang đài[5],
người lữ thứ[6],
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn[7]?
(Hồng
Ân – Tùng Thư, Bà Huyện Thanh Quan – Hồ Xuân Hương, NXB Hội nhà văn 2012)
Khoanh tròn vào chữ cái
đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng được 0.5
điểm)
Câu 1. Thể thơ, luật bằng trắc
và vần được gieo của bài thơ trên là gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường
luật, luật bằng, vần ôn
B. Thất ngôn bát cú Đường
luật, luật trắc, vần ôn
C. Thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật, luật trắc, vần oi
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật, luật bằng, vần ư
Câu 2. Hai câu thực trong bài
thơ ngắt nhịp theo cách nào?
A. Nhịp ¾
B. Nhịp 4/3
C. Nhịp 2/5
D. Nhịp 2/2/3
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được
sử dụng trong hai câu thơ: “Gác mái, ngư ông về viễn phố/ Gõ sừng, mục tử
lại cô thôn”?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Đảo ngữ
Câu 4. Hệ thống từ Hán Việt “viễn
phố, mục tử, cô thôn, ngàn mai, dặm liễu, trang đài, lữ thứ, hàn ôn” góp
phần tạo cho bài thơ …………………………………. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào
chỗ trống.
A. nét mới lạ, thú vị
nhưng vẫn đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.
B. nét trang nhã, thanh
tao, mang đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.
C. nét vui tươi, gần gũi
mà vẫn mang đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.
D. nét giản dị mà sang
trọng, đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 5. Hình ảnh miêu tả
trong hai câu thơ “Gác mái, ngư ông về viễn phố – Gõ sừng, mục tử lại cô
thôn” biểu đạt được điều gì?
A. Hình ảnh ông ngư gác
mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên cuộc
sống thảnh thơi, an nhàn của những người dân quê.
B. Hình ảnh ông ngư gác
mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên nhịp
sống đều đều buồn tẻ của những người dân quê.
C. Những hình ảnh bình
dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi nhớ nhà, nhớ quê trong
lòng người khách tha phương.
D. Những hình ảnh bình
dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi xót xa cho hoàn cảnh li
tán của chính mình trong lòng người lữ khách.
Câu 6 (0,5 điểm). Từ
“bảng lảng” trong câu thơ “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” đã miêu tả bóng
hòng hôn như thế nào?
Câu 7 (1,0 điểm). Cảnh vật trong bài thơ
được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và
một số hình ảnh được miêu tả.
Câu 8 (1.0 điểm). Hai
câu thơ kết xuất hiện hai nhân vật với hai trạng thái đối lập. Đó là ai? Dùng
hình ảnh hai nhân vật cùng câu hỏi cuối bài nhà thơ muốn bộc lộ nỗi niềm gì?
Câu 9 (1,0 điểm). Bài
thơ lấy đề tài buổi chiều nhớ quê. Em nhận thấy nỗi nhớ của người đi xa khi
chiều về được thể hiện trong bài thơ có hợp lý không? Vì sao?
PHẦN II.
VIẾT (4.0
điểm)
Phân tích bài thơ Buổi chiều lữ thứ của Bà Huyện Thanh Quan.