KIỂM
TRA NGỮ VĂN 7 GIỮA KÌ I (KNTT)
THỜI GIAN: 90 PHÚT
XEM THÊM:
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
PHẦN I –
PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:
TUỔI NGỰA
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi...
- Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá...
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền
Khi mở ra mẹ xem
Có hương thơm, màu sắc
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Loá màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngọt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại.
[…]
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
(Trích Bầu trời trong
quả trứng, Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2021, tr.32-43)
Khoanh tròn vào chữ cái
đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5
điểm)
Câu 1. Xác định thể thơ, cách
gieo vần của bài thơ trên?
A. Năm chữ, gieo vần chân liền
B. Năm chữ, gieo vần lưng hỗn hợp
C. Năm chữ, gieo vần chân hỗn hợp
D. Năm chữ, gieo vần chân cách
Câu 2. Nhịp chủ yếu của khổ thơ
cuối là gì?
A. Nhịp 2/3 và 1/4
B. Nhịp 2/3 và 3/2
C. Nhịp 2/2/1 và 3/2
D. Nhịp 3/2 và 2/1/2
Câu 3. Câu thơ nào thể hiện khao
khát muốn khám phá muôn nơi của em bé tuổi ngựa?
A. Ngựa không yên một chỗ
Tuổi
con là tuổi đi...
B. Con mang về cho mẹ
Ngọn
gió của trăm miền
C. Con tìm về với mẹ
Ngựa
con vẫn nhớ đường.
D. Ngựa con sẽ đi khắp
Trên
những cánh đồng hoa
Câu 4. Nhà thơ mượn đề tài tuổi
ngựa để thể hiện điều gì?
A. Đây là độ tuổi không thích
ở mãi một chỗ với mẹ.
B. Ước mơ, khao khát muốn
khám phá của trẻ thơ.
C. Tuổi ngựa là tuổi ngây thơ,
hồn nhiên của trẻ thơ.
D. Tuổi ngựa thường phải
sống xa mẹ, xa gia đình.
Câu 5. Khổ thơ cuối có sử dụng
phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Điệp ngữ
Câu 6. Phép tu từ mà em xác định trong khổ thơ cuối (ở câu 5) có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Câu 7. Theo em, em bé tuổi ngựa trong bài thơ trên có tính cách như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 9. Bài thơ gợi nhắc cho em cách cư xử và hành động như thế nào trong cuộc sống? (1,0 điểm)
PHẦN II.
VIẾT (4.0
điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh.