Ý nghĩa và nguồn gốc
“Khoẻ như Hercules (Héc-quyn)”, “lực lưỡng như Hercules (Héc-quyn)”
là thành ngữ phổ biến ở phương Tây. Hercules (Héc-quyn) phổ biến đến mức
nó trở thành một danh từ chung, một “Hercules” (Héc-quyn) tức là một người
đàn ông cường tráng, có sức khoẻ vô địch. Hercules (Héc-quyn) là một vị
thần nổi tiếng trong Mythologia Romana (thần thoại La Mã). Thần thoại La
Mã mượn lại vị thần này từ Mythologia Graeca (thần thoại Hy Lạp); trong
đó, chàng tên là Heracles (Hêraclet). Vì vậy, chúng tôi sẽ gọi chàng Hercules
(Héc-quyn) là Heracles (Hêraclet) và kể chuyện Heracles trong thần
thoại Hy Lạp.
Điển tích Hercules
Mới sinh ra, chú bé ấy tên là Alcaeus (Anxit – tiếng Hy Lạp nghĩa là
"người cường tráng"). Chú là con của thần Zeus (Dớt) và nàng Alcmene
(Ankmen) xinh đẹp. Nữ thần Hera (Hêra), vợ của vương thần Zeus
(Dơt), ghen tức, mấy lần định giết chết chú bé. Trái lại, thần Zeus (Dớt)
rất yêu thương đứa con trai “ngoài hôn nhân” của mình. Một hôm, nữ thần Hera
(Hêra) ngủ say, thần ra lệnh cho một vị thần liên lạc (Hermes – Hécmét),
xuống trần bế ngay chú bé Alcaeus (Anxit) lên đỉnh Olympus
(Olanhpơ), rồi đặt chú vào lòng Hera (Hêra) để bú trộm sữa của nữ thần.
Được bú sữa ấy, chú bé sẽ trở nên bất tử. Chú bé bú lấy bú để, mút sữa mạnh quá
làm nữ thần Hera (Hêra) giật mình tỉnh dậy, nàng đẩy chú bé ra, làm sữa
chảy tràn thành một dòng trắng xóa trên bầu trời – chính là Via Lactea
(Ngân Hà – còn gọi là “Con đường sữa”).
Cha dượng của chàng là Amphitryon (¡mphitơriông) cùng mẹ Alcmene
(Ankmen) mừng rỡ, mời các bậc thầy nổi tiếng đến dạy dỗ: âm nhạc, triết học, cưỡi
ngựa, bắn cung, đấu vật... Tuy nhiên, chàng chỉ yêu thích võ nghệ. Một hôm, bị
thầy dạy nhạc đánh vì lười học, chàng đã nổi nóng, cầm đàn cithara
(xita) đánh chết thầy. Tòa án tha bổng vì chàng còn nhỏ, nhưng Amphitryon
(¡mphitơriông) quyết định cho chàng ra đồng chăn súc vật để rèn luyện tính khí.
Ở đó, Heracles (Hêraclet) đẽo được đôi chuỳ từ gỗ rắn như thép, nặng
đến mức bốn, năm người mới vác nổi. Với đôi chuỳ đó, chàng đã tiêu diệt được
con sư tử khổng lồ chuyên bắt trộm gia súc. Phải mất 50 ngày, chàng mới hạ được
nó, rồi lột da làm áo giáp và mũ trùm đầu. Vua gả cho chàng 50 cô con gái – và
là năm mươi ngày cưới linh đình.
Ở tuổi 18, Heracles (Hêraclet) tiếp tục giúp vua thành Thebes
(Tebơ) đánh bại quân xâm lược, cưới công chúa Megara (Mêgara). Nhưng
không lâu sau, do bị Hera (Hêra) nguyền rủa, chàng hoá điên và giết vợ
con. Khi tỉnh lại, chàng đau khổ tột cùng. Thần Apollo (Apôlông) hiện
lên truyền sấm: chàng phải làm nô lệ cho vua Eurystheus (Ơrixtê) ở xứ Tiryns
(Tiranhtơ) trong 12 năm, vượt qua 12 kỳ công – để được chuộc tội và lên thiên
giới.
Mười hai kỳ công bắt đầu bằng việc tiêu diệt sư tử Nemea (Nêmê), giết
rắn Hydra (Hiđrơ), bắt sống lợn rừng Erymanthian, con hươu Ceryneian,
con bò Cretan, dọn sạch chuồng Augean, bắt ngựa cái hoang dã của Diomedes,
đoạt thắt lưng của Hippolyta (nữ hoàng Amazones), bắt bò của Geryon,
đoạt táo vàng của Hesperides, và cuối cùng là bắt sống chó ba đầu Cerberus
(Xecber) dưới âm phủ.
Cuối cùng, vì một sự hiểu lầm, vợ chàng đưa cho chàng mặc chiếc áo tẩm máu
có độc. Áo dính vào da, cháy rát. Chàng đau đớn, xin được lên giàn thiêu. Lửa
thiêu xác chàng, nhưng Zeus (Dớt) – cha của chàng – truyền lệnh cho các
thần Olympus (Olanhpơ) đón Heracles (Hêraclet) về trời. Từ đó,
chàng trở thành một vị thần bất tử – người duy nhất trong số phàm nhân được thần
hoá hoàn toàn.